Hết thời Like “cưỡng bức”
Facebook gần đây đã có một thay đổi quan trọng cho các trang fan page và brand page, đó là cho phép người dùng có thể tương tác với trang mà không cần trở thành fan. Nếu như trước đây để comment một câu hay Like một bức ảnh trên Fan page thì bạn phải Like trang đó đầu tiên, thì đến nay bạn chẳng cần đến bước đó nữa mà có thể comment, like thẳng trên trang.
Với sự thay đổi này, có lẽ Facebook muốn ngăn chặn admin các page dùng “chiêu” câu kéo fan page chẳng hạn như tổ chức một cuộc thi, cho người dùng post nội dung lên trang của mình để vận động người khác vào Like, vô hình chung làm tăng lượng fan cho trang. Việc này càng củng cố quan điểm của Facebook nêu trong điều khoản sử dụng Facebook là nghiêm cấm lợi dụng nút Like trong các chiến dịch marketing, khuyến mãi, cuộc thi… Như vậy, các cuộc thi mà Admin có mục đích khuyến khích người tham dự vận động nhiều người Like cho mình nhằm “cưỡng bức” người ta Like fan page xem như đã hết thời.
Bây giờ đây chỉ khi nào page thực sự làm cho người dùng quan tâm thì mới có động lực cho họ tự nguyện nhấn Like để theo dõi. Điều đó đặt ra cho các Admin thách thức phải làm cho trang của mình thu hút bằng cách đầu tư vào chất lượng nội dung, có nhiều hoạt động liên tục để có thể lôi kéo được Fan.
Vẫn còn có một số “chiêu” nho nhỏ khác để lôi kéo người dùng phải Like trang của chúng ta, chẳng hạn như kỹ thuật đặt landing page bằng FBML tab cho phép ẩn một số nội dung làm cho người đọc phải Like để thấy, hoặc đem lại một lợi ích thấy ngay cho người dùng khi họ nhấn Like trang của chúng ta, ví dụ tổ chức một campaign trong 2 tuần, mỗi ngày chọn ra 5-10 người Like trang để tặng quà.
Một cách "dụ dỗ" Like của Fan page
Tuy nhiên, một số người dùng tỏ ra khá “khôn”, họ Like trang để đạt được quyền lợi của mình, rồi sau đó nhấn Unlike để sau này không bị làm phiền. Như vậy, tính cho cùng, chỉ có nội dung tốt mới là cái giữ chân được fan, câu nói kinh điển “Content is king” không chỉ đúng với website mà đúng với tất cả các thể loại Fan page, blog…
Nút Like – con dao 2 lưỡi
Việc chấm điểm dựa trên lượng Like, ngoài việc không “câu kéo” thêm nhiều fan cho page như đã nói ở trên, còn bộc lộ một số bất cập. Người tham dự ngày càng khôn ngoan hơn trong việc vận động like, không chỉ đơn thuần đi kêu gọi bạn bè, người quen Like cho mình, đăng lên khắp các fan page khác, diễn đàn, mạng xã hội để góp nhặt từng Like, họ đã biết tham gia vào các hội trao đổi Like/Vote exchange để thu hút được số Like khổng lồ hoặc sử dụng các phần mềm, thủ thuật để tăng số Like, tạo account ảo để like. Tận dụng việc các quy chế, thể lệ ở các cuộc thi thường không quy định rõ, họ có thể dùng các account ảo để gia tăng lượng Like cho bài dự thi của mình, thậm chí còn đi trao đổi Like với những người nước ngoài (hãy tưởng tượng xem, một cuộc thi làm thơ ở Việt Nam chẳng hạn mà toàn là người nước ngoài vote cho bài thơ viết tiếng Việt đó thì kết quả liệu có đáng công nhận?).
Như vậy, để cho công bằng, chúng ta có thể kiểm tra ngẫu nhiên số người Like cho một người tham dự, đếm xem trong đó bao nhiêu account là ảo hoặc là từ nước ngoài, hoặc kiên nhẫn hơn là ngồi xem từng account đã like để loại bỏ những account nghi vấn? Sự việc không đơn giản như vậy, vì biết đâu có một vài người tham dự nào đó cạnh tranh không lành mạnh, cố tình thu hút account không hợp lệ vào Like cho đối thủ của mình nhằm làm cho họ bị Ban tổ chức loại bỏ.
Bởi vậy nếu người tổ chức không khéo léo trong xử lý tình huống, rất có thể xảy ra những tranh cãi, khiếu kiện ảnh hưởng đến hình ảnh cuộc thi và thương hiệu. Chẳng hạn như ở cuộc thi gần đây của một trang mạng xã hội của Việt Nam, ban đầu Ban tổ chức khẳng định rằng họ chấp nhận cả những account từ nước ngoài tuỳ theo sự vận động của thí sinh, tuy nhiên cuối cùng khi chấm giải, họ lại loại tất cả các thí sinh đã vận động like bằng cách đó với lý do là có account ảo từ nước ngoài like cho họ, thậm chí sửa lại thể lệ cuộc thi. Vì vậy những tranh cãi nổ ra xung quanh thể lệ, một số người còn vạch lá tìm sâu bằng cách chỉ ra những người thắng cuộc cũng có rất nhiều like từ account ảo và account nước ngoài. Kết cuộc, Ban tổ chức đã xoá tất cả các comment phản đối của những người tham gia để giữ cho Fan page của mình được “bình yên”.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, an tổ chức không nên lấy số Like cao nhất làm tiêu chí hàng đầu để lựa chọn người thắng cuộc vì nó dễ xảy ra rủi ro như đề cập ở trên. Hơn nữa, nếu bạn tổ chức một cuộc thi ảnh đẹp hay văn hay chẳng hạn, mà ảnh, bài đạt giải lại không hề đẹp, hay thì đó sẽ là một sự lố bịch. Nên dành một số phần trăm lớn tiêu chí thắng giải cho bài thi có nhiều Like, nhưng cũng nên để một phần trăm nhỏ quyền quyết định ở người tổ chức để bạn có thể thực thi sự công bằng cho cuộc thi của mình.
Glink
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
Like Page Facebook là con dao 2 lưỡi
23:32
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét